Hộ chiếu gắn chip là gì? Thủ tục làm hộ chiếu gắn chip điện tử

Mới đây, bộ công an đã ban hành thông tư về mẫu hộ chiếu gắn chip mới, mẫu hộ chiếu này đang được áp dụng cấp cho người dân với nhiều ưu điểm so với mẫu hộ chiếu thông thường. Vậy hộ chiếu gắn chip là gì và thủ tục làm có khó không? Cùng Visa Đồng Nai đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé.

Hộ chiếu gắn chip là gì?

Căn cứ theo khoản 4 điều 2 Luật xuất cảnh nhập cảnh 2019 Hộ chiếu có gắn chip điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử để lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký của người cấp. Đây là một bước cải tiến mới nhằm tạo thuận lợi cho các công dân Việt Nam, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.

Hộ chiếu gắn chip là gì? Thủ tục làm hộ chiếu gắn chip điện tử
Hộ chiếu gắn chip

Đặc điểm của hộ chiếu gắn chip

Hộ chiếu gắn chip được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Đặc biệt, với công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chip điện tử.

Theo thông tư 73/2021 thì hộ chiếu gắn chip có đặc điểm về hình thức và kỹ thuật như sau:

  • Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu, hộ chiếu có gắn chip điện tử có biểu tượng chip điện tử.
  • Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng.
  • Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu là tiếng Anh và tiếng Việt.
  • Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa là 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời gian không quá 12 tháng.
  • Về kích thước của hộ chiếu theo tiêu chuẩn ISO 7810 là 88×125 ±0.75mm.
  • Bán kính góc cuốn hộ chiếu R: 3.18mm ± 0.3mm.
  • Chip điện tử được đặt trong bìa sau của quyển hộ chiếu có gắn chip điện tử.
  • Bìa của cuốn hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao.
  • Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser, với các thông số suốt từ trang số 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1.
  • Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.
  • Điểm đặc biệt của mẫu hộ chiếu mới gắn chip này là biểu tượng chip điện tử gắn ở mặt ngoài trang bìa hộ chiếu.
Xem thêm  Tổng hợp địa chỉ làm hộ chiếu toàn quốc
Đặc điểm của hộ chiếu gắn chip
Đặc điểm của hộ chiếu gắn chip

Hộ chiếu gắn chip được áp dụng từ khi nào?

Theo quy định trong điều 6 thông tư 73/2021/TT-BCA thì hộ chiếu gắn chip được áp dụng từ ngày 14/8/2021, trong đó hộ chiếu đã được cấp trước ngày 1/1/2021 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành. 

Ưu nhược điểm về hộ chiếu gắn chip điện tử

  • Hộ chiếu điện tử có thể lưu được nhiều thông tin của khách hàng một cách chính xác nhất và thống nhất về mặt định dạng vì thế việc làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các nước diễn ra rất nhanh chóng và dễ dàng hơn, gần như sẽ không mất thời gian để kiểm soát xuất nhập cảnh các nước kiểm soát, xác thực các thông tin trên hộ chiếu vì mọi thứ sẽ hiện ra nhanh chóng khi đọc hộ chiếu.
  • Những hộ chiếu gắn chip điện tử được phía nước ngoài ưu tiên khi xét duyệt cấp thị thực nhập cảnh. Hiện nay, trên thế giới có trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng passport điện tử vì lưu trữ được nhiều thông tin theo một định dạng thống nhất giữa các quốc gia.
  • Thông tin bảo mật cao vì được lưu trữ trong con chip rất khó sao chép thông tin.
  • Khó có thể làm giả.

Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ khi làm hộ chiếu gắn chip

Khi làm hộ chiếu điện tử, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ như sau:

Xem thêm  Hộ chiếu sắp hết hạn có được xuất cảnh không?
Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ khi làm hộ chiếu gắn chip
Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ khi làm hộ chiếu gắn chip
  • Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông.
  • 2 ảnh 4×6 chụp không quá 6 tháng.
  • Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu, trường hợp bị mất hộ chiếu, phải có đơn trình báo mất hộ chiếu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền.
  • Bản chụp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất.
  • Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra đối chiếu.

Thủ tục làm hộ chiếu điện tử

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đề nghị cấp hộ chiếu chip phổ thông từ lần thứ 2 hoặc lần đầu nếu thuộc một trong các trường hợp quy định trong luật xuất cảnh, nhập cảnh của Việt Nam trực tiếp nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý nhập cảnh – Bộ công an:

  • Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
  • Số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm  Những giấy tờ cần thiết khi làm hộ chiếu

Bước 2: Nhận và xử lý hồ sơ

Các cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chip điện tử lần đầu:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì bạn được cấp giấy hẹn trả kết quả và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí.
  • Trường hợp thiếu hồ sơ, không hợp lệ thì sẽ được hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả làm hộ chiếu

Sau thời gian hẹn hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ được gửi về nhà qua đường bưu điện hoặc lên nơi nộp hồ sơ để lấy hộ chiếu.

Thủ tục làm hộ chiếu điện tử
Nhận kết quả làm hộ chiếu

Trên đây Visa Đồng Nai đã giúp bạn tìm hiểu về hộ chiếu gắn chip và làm thế nào để có thể làm hộ chiếu gắn chip điện tử. Hãy tham khảo để có thêm kiến thức nhé, nếu bạn đang có nhu cầu làm hộ chiếu gắn chip điện tử, hãy liên hệ ngay với Visa Đồng Nai để được hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất.

 

0973.770.271